Banner mobi
Hotline

0906 715 737

UY TÍN
CHẤT LƯỢNG
BẢO HÀNH, BẢO TRÌ
NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ MÁY LẠNH

1. Điều hòa và máy lạnh là hai định nghĩa khác nhau?


Theo nghĩa thông thường, máy điều hòa là máy làm giảm nhiệt độ không khí. Trong xây dựng, một hệ thống tỏa nhiệt hoàn chỉnh, thông hơi, và điều hòa không khí được gọi là “HVAC” (viết tắt các tính năng heating, ventillation và air-conditioner).

Thực chất máy lạnh chính là định nghĩa thiếu của điều hòa. Hiện nay trên thị trường có hai loại máy điều hòa chính là máy điều hòa một chiều (chỉ có thể làm lạnh) và máy điều hòa hai chiều (có thể làm lạnh và sưởi ấm).

Còn công nghệ máy lạnh được phân biệt theo 2 loại: máy lạnh thường (Non-Inverter) và máy lạnh tiết kiệm điện (Inverter).

2. Cấu tạo của máy lạnh


Dàn nóng: Là dàn trao đổi nhiệt kiểu ống đồng cánh nhôm, có quạt kiểu hướng trục. Cấu tạo của dàn nóng cho phép lắp đặt ngoài trời. Tuy nhiên cần tránh bức xạ trực tiếp mặt trời nơi có nắng gắt, vì như vậy sẽ làm giảm hiệu quả làm việc của máy.

Dây điện điều khiển: giữa dàn nóng và dàn lạnh còn có các dây điện điều khiển.

Ống dẫn ga: Dàn nóng và lạnh liên kết với nhau nhờ một cặp ống dịch lỏng và gas. Ống dịch nhỏ hơn ống gas. Khi lắp đặt các ống dẫn nên kẹp vào nhau nhằm tăng hiệu quả làm việc của máy. Phía ngoài cùng bọc ống mút cách nhiệt.

Dàn nóng gồm: quạt và máy nén, toàn bộ lượng điện tiêu thụ của máy dàn nóng chiếm khoảng 95%. Trong khi đó dàn lạnh chỉ có quạt và board điều khiển nên lượng điện tiêu thụ điện không đáng kể, khoảng 5%.

Dây điện động lực (còn gọi là dây điện nguồn): thường được nối với dàn nóng. Tùy vào công suất máy mà điện nguồn là 1 pha hay 3 pha. Công suất từ 36.000 Btu/h trở lên thì sử dụng điện 3 pha. Số dây điện động lực tuỳ thuộc vào hãng máy, máy 1 pha hay 3 pha.

Dàn lạnh: là dàn trao đổi nhiệt kiểu ống đồng cánh nhôm, được đặt bên trong phòng. Dàn lạnh có trang bị quạt kiểu ly tâm (lồng sóc). Dàn lạnh có nhiều thiết kế khác nhau phù hợp với kết cấu tòa nhà và không gian lắp đặt.

Cụ thể như sau:


– Loại đặt sàn: cửa hút đặt bên hông, phía trước, cửa thổi gió đặt phía trên. Loại này thích hợp cho trần cao và không gian hẹp.

– Loại áp trần: Được lắp đặt áp sát la phông. Gió được thổi ra đi sát trần, gió hồi về phía dưới dàn lạnh. Loại áp trần thích hợp cho các công trình, dự án thi công có trần thấp và rộng.

– Loại dấu trần: Dàn lạnh kiểu dấu trần được lắp đặt bên trong la phông. Để dẫn gió và hồi gió xuống phòng phải có ống cấp, hồi gió và các miệng thổi, miệng hút. Kiểu dấu trần thích hợp cho công sở, văn phòng, các khu vực có trần giả.

– Loại treo tường: dàn lạnh lắp đặt trên tường, có cấu tạo rất đẹp, đây là dạng phổ biến nhất. Loại này thích hợp cho phòng cân đối, không khí được thổi ra ở cửa nhỏ phía dưới và hút về ở phía cửa hút nằm ở phía trên.

– Loại cassette: Khi lắp đặt cần khoét trần và lắp đặt áp lên bề mặt trần. Toàn bộ dàn lạnh nằm sâu trong trần, chỉ có mặt trước của dàn lạnh nổi trên bề mặt trần. Loại cassette thích hợp cho khu vực trần cao, không gian rộng như: phòng họp, đại sảnh, hội trường…

Tin liên quan
    2024 Copyright © CÔNG TY TNHH MTV TM DV KỸ THUẬT KIM UY VŨ Web Design by Nina.vn
    Đang online: 1   |   Tổng truy cập: 369213
    Hotline tư vấn miễn phí: 0906 715 737
    Hotline: 0906 715 737
    Chỉ đường icon zalo Zalo: 0906 715 737 SMS: 0906 715 737

    0906 715 737

    NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ MÁY LẠNH